LUẬT KINH TẾ - CHUYÊN NGÀNH HỌC NHIỀU TIỀM NĂNG

Với sự phát triển không ngừng của các chủ thể kinh doanh như doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước, nhiều quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế đã, đang và sẽ phát sinh cần phải điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật kinh tế với các cơ chế vận hành gắn liền với hoạt động của đội ngũ làm công tác pháp luật. Trong thời kỳ hội nhập, các quan hệ kinh tế rất đa dạng, phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao trong đó có rủi ro pháp lý. Để hạn chế các rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh tế có hiệu quả, hệ thống pháp luật phải luôn hoàn thiện, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả; đội ngũ làm công tác pháp luật phải được tăng cường. Do đó, ngành Luật kinh tế được xem là một ngành đặc biệt quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Định hướng chọn lựa ngành này vì thế cũng tăng cao ở mỗi mùa tuyển sinh. Ttuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn phân vân có nên học ngành Luật kinh tế hay không? Học ngành Luật kinh tế ra làm gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn tháo gỡ những khúc mắc này.

Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và giữa các chủ thể kinh doanh với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Luật kinh tế có vai trò đảm bảo quy trình hoạt động của các chủ thể kinh doanh, là “khung pháp lý” để phát triển kinh tế quốc gia.

Sinh viên ngành Luật kinh tế được cung cấp khối kiến thức pháp luật cơ sở, pháp luật ngành và chuyên ngành về kinh doanh, thương mại; khả năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và vận dụng xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, thương mại của các chủ thể kinh doanh và quản lý nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh.

Sinh viên ngành Luật kinh tế (Trường ĐH Tài chính - Kế toán) rèn luyện kỹ năng qua các Phiên tòa giả định

Triển vọng nghề nghiệp, cơ hội việc làm của ngành như thế nào?

Khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các chủ thể kinh doanh trong nước sẽ đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới, lúc này đòi hỏi các chủ thể kinh doanh có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong đó, việc nắm rõ “bộ khung” pháp lý về kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh lành mạnh. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi mỗi chủ thể kinh doanh phải có đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư chuyên ngành về Luật kinh tế để tư vấn đường lối chính sách nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Khung pháp lý đó đòi hỏi không chỉ các chủ thể kinh doanh mà các cơ quan nhà nước cũng phải tuân thủ, vận hành đúng quy định. Vì vậy, nhu cầu nhân lực ở ngành Luật kinh tế sẽ có nhiều tiềm năng ổn định trong xã hội. Theo ghi nhận từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động cho thấy, nhân sự ngành luật trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh và lao động có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao ở nghề Luật.

Vị trí công việc nào phù hợp với cử nhân ngành Luật kinh tế?

Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, sinh viên có thể chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:

- Chuyên viên gia pháp lý phân tích, đánh giá, quản lý, giải quyết tất tần tật các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại tại các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế - xã hội khác.

- Chuyên viên pháp lý tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng,...

- Các cơ nhà nước như viện kiểm sát, tòa án nhân dân, thi hành án,... hay các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cũng là nơi làm việc lý tưởng đối với người tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế.

- Chuyên gia tư vấn pháp luật độc lập hay tham gia khóa đào tạo chuyên sâu để trở thành Luật sư, công chứng viên, quản tài viên,... hoạt động chuyên nghiệp.

- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Vị trí việc làm đa dạng và cơ hội việc làm luôn rộng mở cho các bạn sinh viên ngành Luật kinh tế, chỉ cần bạn sở hữu một tấm bằng đại học với đầy đủ những kiến thức chuyên môn cơ bản và những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết thì việc ứng tuyển và trúng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp với mức lương hấp dẫn là không hề khó khăn.

Tại trường Đại học Tài chính - Kế toán (UFA), một trong những cơ sở đào tạo khối ngành kinh tế và pháp luật uy tín ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, sinh viên ngành Luật kinh tế ngoài việc được trang bị các kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh tế, còn được rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tư vấn pháp luật, tư duy logic,... thông qua các buổi học thực hành, các cuộc thi học thuật, các phiên tòa giả định, các hội thảo khoa học, đối thoại chuyên gia,… nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hành nghề nghiệp khi ra trường.

Năm 2024, Trường ĐH Tài chính - Kế toán xét tuyển chuyên ngành Luật kinh tế với 2 phương thức:

- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT năm lớp 12 hoặc 5 học kỳ (trừ học kỳ II năm lớp 12) với tổng điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển >= 18 điểm.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TẠI ĐÂY: http://tuyensinh.tckt.edu.vn/Dangkyxettuyen

======================

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT

Trường Đại học Tài chính - Kế toán
☎️  Điện thoại: 0255 3 84 55 66 (Quảng Ngãi)    –     0234 6 29 68 68 (Huế) - 0345 326 999
🌐  Web: https://www.tckt.edu.vn/tuyen-sinh
📩  Email: tuyensinh@tckt.edu.vn

✅  Facebook: fb.com/dhtcktfb.com/tuyensinhdhtckt

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông.

Bài viết trước đó QUẢN TRỊ MARKETING - HIỂU NGÀNH ĐỂ CHỌN NGHỀ
Bài viết tiếp theo CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG - NGÀNH HỌC CỦA THỜI ĐẠI SỐ
In
2498 Rate this article:
Không có đánh giá

ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI NHÀ TRƯỜNG SẼ GỌI CHO BẠN

Tin tức